Mong đợi gì trước khả năng đón sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ chính sách Trump 2.0?
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ càng mạnh mẽ từ tác động của “chính sách Trump 2.0”. Điều mong đợi cho Việt Nam tận dụng cơ hội để “đón sóng” dịch chuyển là cần tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp Việt tự “nâng cấp” vị thế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn của khối ngoại.
Trong tháng 11 này, khi tham gia trực tuyến vào sự kiện “Vietnam Business Opportunities 2025” tại thành phố Houston thuộc bang Texas (Mỹ) nhằm kết nối với giới doanh nghiệp (DN) Mỹ, ông Võ Trung Chính, Giám đốc kinh doanh của Thaco Industries, đã đề xuất với cơ quan chức năng của Mỹ và các DN về việc tìm đối tác Mỹ vào đầu tư, hợp tác sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu thương mại sản phẩm sang Mỹ trong nhiều lĩnh vực ô-tô, rơ-moóc, điện tử và nông nghiệp công nghệ cao, logistics…
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng hợp tác
Bên cạnh đề xuất nêu trên là phần trao đổi giữa các DN Mỹ về cơ khí chế tạo, dầu khí, công nghệ tự động hóa và logistics với các đối tác Việt Nam (gồm Bộ Công Thương, đại diện một số khu công nghiệp lớn). Qua đó thu hút sự chú ý từ các đối tác Mỹ, được đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác ngay trong năm 2025.
Trước khả năng đón sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ ‘chính sách Trump 2.0’, điều mong đợi là các DN Việt tự “nâng cấp” vị thế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn của khối ngoại.
Thông qua sự kiện này, theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, đã giúp các DN Mỹ tìm hiểu sâu về Việt Nam, cung cấp các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng và công nghệ mới.
Có thể nói việc tổ chức các hoạt động kết nối cho DN Việt hợp tác kinh doanh và đầu tư với các đối tác Mỹ như vậy là rất cần thiết, nhất là sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và “chính sách Trump 2.0” được cho là sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động thu hút đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ sự trở lại của ông Donald Trump, trong nhận định mới đây từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán ACBS, đó là xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam được dự báo sẽ tiếp diễn trong các năm tới. Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ sự tăng trưởng FDI của Việt Nam. Các DN bất động sản khu công nghiệp, vận tải và kho bãi sẽ được hưởng lợi nhờ sản lượng hàng hóa gia tăng.
Ngoài ra, như chia sẻ của Ts. Scott McDonald, chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, việc xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các DN Mỹ ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều công ty Việt Nam không còn chỉ dừng lại ở vai trò nhà cung cấp mà đã thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược với DN Mỹ, bao gồm phát triển sản phẩm chung, hợp tác nghiên cứu thị trường và các hợp đồng cung ứng dài hạn để ứng phó với những biến động thị trường.
Trong khi đó, theo nhận định của PGs.Ts. Phạm Thị Thu Trà (Đại học RMIT), với chính sách đối ngoại cứng rắn của ông Trump, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ càng mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Khi các tập đoàn quốc tế chuyển chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất sang Việt Nam, các DN Việt sẽ có cơ hội lớn để mở rộng hợp tác, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế.
Bà Trà cho rằng những cơ hội lớn bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, đặc biệt là nếu có thể tham gia vào chuỗi giá trị xanh và bền vững. Điều này sẽ giúp DN Việt tiếp cận các kỹ năng, phương pháp quản lý tiên tiến và khai thác các cơ hội sản xuất theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị toàn cầu.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng là chiến lược then chốt
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là liệu DN Việt đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội này chưa? Bởi lẽ vị trí thấp trong chuỗi giá trị khiến cho DN Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Cần lưu ý, hiện tại, các ngành công nghiệp công nghệ thấp chiếm khoảng 65-70% trong lĩnh vực chế biến chế tạo tại Việt Nam, so với mức chỉ 18% trên toàn cầu. Điều này khiến giá trị gia tăng từ xuất khẩu vẫn ở mức thấp, và các DN Việt Nam vẫn bị giới hạn ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị. Kết quả là, Việt Nam có nguy cơ trở thành một “xưởng lắp ráp” mới của thế giới, thay vì nâng cao vị thế và giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Ts. Scott McDonald, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng nên là một chiến lược then chốt cho Việt Nam để thích ứng tốt với tác động chính sách từ ông Donald Trump. Trên thực tế, nhiều DN Việt Nam đã và đang xây dựng các mạng lưới logistics tiên tiến với hệ thống theo dõi thời gian thực, quản lý hàng tồn kho thông minh và phân tích dự báo. Những cải tiến này giúp giảm thiểu lãng phí, hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng tại Mỹ.
Và như khuyến nghị của bà Trà, điều cốt lõi là Việt Nam cần nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, không chỉ dừng lại ở công đoạn gia công lắp ráp. Đây cũng là khuyến nghị chính sách lâu nay. Tức là DN Việt cần tham gia sản xuất các sản phẩm cường độ vốn cao hơn hoặc tích hợp theo chiều dọc, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho quốc gia.
“Nếu DN không thể tự “nâng cấp” vị thế, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ để giúp họ tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều quan trọng là nâng cao năng lực quản lý và chất lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và nhà đầu tư. Giải pháp tiếp theo là đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp”, vị chuyên gia của RMIT nhấn mạnh.
Về chất lượng lao động, có thể nói việc nâng cao nhân lực là điều cần thiết cho Việt Nam để tận dụng cơ hội đón sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng từ ‘chính sách Trump 2.0’.
Nói về việc nâng cao kỹ năng cho lao động Việt, ông Colin Blackwell, Trưởng nhóm Nguồn Nhân lực của VBF, nhấn mạnh để tận dụng tối đa những cơ hội, Việt Nam cần tái định hướng cách phát triển lực lượng lao động. Đồng thời, việc hợp tác với các công ty công nghệ toàn cầu là điều thiết yếu. Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các DN quốc tế, và giờ là lúc chính thức hóa các hợp tác để mang đến các chương trình đào tạo thực tế cho lực lượng lao động.
Chẳng hạn như để đáp ứng nhu cầu toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo (AI), ông Blackwell cho rằng, bằng cách làm việc chặt chẽ với các đối tác toàn cầu, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình đào tạo và đảm bảo rằng lực lượng lao động của mình vẫn giữ được tính cạnh tranh trong các ngành công nghiệp do AI dẫn dắt. Với sự đào tạo và hỗ trợ phù hợp, Việt Nam không chỉ bắt kịp với những tiến bộ AI mà còn dẫn đầu xu thế.
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ càng mạnh mẽ từ tác động của “chính sách Trump 2.0”. Điều mong đợi cho Việt Nam tận dụng cơ hội để “đón sóng” dịch chuyển là cần tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp Việt tự “nâng cấp” vị thế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn của khối ngoại.
Trong tháng 11 này, khi tham gia trực tuyến vào sự kiện “Vietnam Business Opportunities 2025” tại thành phố Houston thuộc bang Texas (Mỹ) nhằm kết nối với giới doanh nghiệp (DN) Mỹ, ông Võ Trung Chính, Giám đốc kinh doanh của Thaco Industries, đã đề xuất với cơ quan chức năng của Mỹ và các DN về việc tìm đối tác Mỹ vào đầu tư, hợp tác sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu thương mại sản phẩm sang Mỹ trong nhiều lĩnh vực ô-tô, rơ-moóc, điện tử và nông nghiệp công nghệ cao, logistics…
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng hợp tác
Bên cạnh đề xuất nêu trên là phần trao đổi giữa các DN Mỹ về cơ khí chế tạo, dầu khí, công nghệ tự động hóa và logistics với các đối tác Việt Nam (gồm Bộ Công Thương, đại diện một số khu công nghiệp lớn). Qua đó thu hút sự chú ý từ các đối tác Mỹ, được đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác ngay trong năm 2025.
Trước khả năng đón sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ ‘chính sách Trump 2.0’, điều mong đợi là các DN Việt tự “nâng cấp” vị thế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn của khối ngoại.
Thông qua sự kiện này, theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, đã giúp các DN Mỹ tìm hiểu sâu về Việt Nam, cung cấp các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng và công nghệ mới.
Có thể nói việc tổ chức các hoạt động kết nối cho DN Việt hợp tác kinh doanh và đầu tư với các đối tác Mỹ như vậy là rất cần thiết, nhất là sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và “chính sách Trump 2.0” được cho là sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động thu hút đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ sự trở lại của ông Donald Trump, trong nhận định mới đây từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán ACBS, đó là xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam được dự báo sẽ tiếp diễn trong các năm tới. Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ sự tăng trưởng FDI của Việt Nam. Các DN bất động sản khu công nghiệp, vận tải và kho bãi sẽ được hưởng lợi nhờ sản lượng hàng hóa gia tăng.
Ngoài ra, như chia sẻ của Ts. Scott McDonald, chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, việc xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các DN Mỹ ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều công ty Việt Nam không còn chỉ dừng lại ở vai trò nhà cung cấp mà đã thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược với DN Mỹ, bao gồm phát triển sản phẩm chung, hợp tác nghiên cứu thị trường và các hợp đồng cung ứng dài hạn để ứng phó với những biến động thị trường.
Trong khi đó, theo nhận định của PGs.Ts. Phạm Thị Thu Trà (Đại học RMIT), với chính sách đối ngoại cứng rắn của ông Trump, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ càng mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Khi các tập đoàn quốc tế chuyển chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất sang Việt Nam, các DN Việt sẽ có cơ hội lớn để mở rộng hợp tác, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế.
Bà Trà cho rằng những cơ hội lớn bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, đặc biệt là nếu có thể tham gia vào chuỗi giá trị xanh và bền vững. Điều này sẽ giúp DN Việt tiếp cận các kỹ năng, phương pháp quản lý tiên tiến và khai thác các cơ hội sản xuất theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị toàn cầu.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng là chiến lược then chốt
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là liệu DN Việt đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội này chưa? Bởi lẽ vị trí thấp trong chuỗi giá trị khiến cho DN Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Cần lưu ý, hiện tại, các ngành công nghiệp công nghệ thấp chiếm khoảng 65-70% trong lĩnh vực chế biến chế tạo tại Việt Nam, so với mức chỉ 18% trên toàn cầu. Điều này khiến giá trị gia tăng từ xuất khẩu vẫn ở mức thấp, và các DN Việt Nam vẫn bị giới hạn ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị. Kết quả là, Việt Nam có nguy cơ trở thành một “xưởng lắp ráp” mới của thế giới, thay vì nâng cao vị thế và giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Ts. Scott McDonald, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng nên là một chiến lược then chốt cho Việt Nam để thích ứng tốt với tác động chính sách từ ông Donald Trump. Trên thực tế, nhiều DN Việt Nam đã và đang xây dựng các mạng lưới logistics tiên tiến với hệ thống theo dõi thời gian thực, quản lý hàng tồn kho thông minh và phân tích dự báo. Những cải tiến này giúp giảm thiểu lãng phí, hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng tại Mỹ.
Và như khuyến nghị của bà Trà, điều cốt lõi là Việt Nam cần nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, không chỉ dừng lại ở công đoạn gia công lắp ráp. Đây cũng là khuyến nghị chính sách lâu nay. Tức là DN Việt cần tham gia sản xuất các sản phẩm cường độ vốn cao hơn hoặc tích hợp theo chiều dọc, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho quốc gia.
“Nếu DN không thể tự “nâng cấp” vị thế, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ để giúp họ tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều quan trọng là nâng cao năng lực quản lý và chất lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn và nhà đầu tư. Giải pháp tiếp theo là đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp”, vị chuyên gia của RMIT nhấn mạnh.
Về chất lượng lao động, có thể nói việc nâng cao nhân lực là điều cần thiết cho Việt Nam để tận dụng cơ hội đón sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng từ ‘chính sách Trump 2.0’.
Nói về việc nâng cao kỹ năng cho lao động Việt, ông Colin Blackwell, Trưởng nhóm Nguồn Nhân lực của VBF, nhấn mạnh để tận dụng tối đa những cơ hội, Việt Nam cần tái định hướng cách phát triển lực lượng lao động. Đồng thời, việc hợp tác với các công ty công nghệ toàn cầu là điều thiết yếu. Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các DN quốc tế, và giờ là lúc chính thức hóa các hợp tác để mang đến các chương trình đào tạo thực tế cho lực lượng lao động.
Chẳng hạn như để đáp ứng nhu cầu toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo (AI), ông Blackwell cho rằng, bằng cách làm việc chặt chẽ với các đối tác toàn cầu, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình đào tạo và đảm bảo rằng lực lượng lao động của mình vẫn giữ được tính cạnh tranh trong các ngành công nghiệp do AI dẫn dắt. Với sự đào tạo và hỗ trợ phù hợp, Việt Nam không chỉ bắt kịp với những tiến bộ AI mà còn dẫn đầu xu thế.
Theo: BaoVNBusiness