Chương trình vừa được ban hành của Bộ giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết 31/NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 87/2023/NĐ-CP ngày 02/06/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 31/2022 của Bộ chính trị.
Các dự án thúc đẩy sự phát triển hạ tầng Logistics?
Trong chương trình nói trên, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công của nhiều dự án trọng điểm đến năm 2026, gồm:
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ mở rộng cao tốc Tp.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc HCM – Long Thành, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, đường sắt cao tốc Sài Gòn – Cần Thơ, …
Các dự án đường Vành đai 3, vành đai 4, cao tốc HCM – Mộc Bài cũng được Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ, phối hợp đẩy nhanh tiến độ bằng nguồn vốn trung ương, vốn ngân sách địa phương theo kinh phí được phê duyệt.
Ở mảng vận tải, hạ tầng vận tải hành khách, hạ tầng Logistics được chú trọng đầu tư xây dựng nằm nâng cao công suất các kho chứa ở cảng biển, đón đầu chuỗi cũng ứng, hình thành nên các trung tâm Logistics lớn. Ngoài ra, cơ cấu lại các hình thức vận tải, tăng thị phần vận tải đường sắt, thủy nội địa, hàng không để giảm bớt sự lệ thuộc vào vận tải đường bộ.
Trong quy hoạch cảng biển, Bộ giao thông vận tải cập nhật, nghiên cứu quy hoạch Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ trong kế hoạch kinh tế Cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn lực để xây dựng các dự án, quy hoạch kể trên sẽ sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ Quốc tế, vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng trung tâm Logistics, các ICD gắn với các đầu mới vận tải lớn, đường sắt đồ thị. Phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước kết hợp đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội.
Bảo đảm gắn kết quy hoạch ngành vào quy hoạch địa phương để đồng bộ, gắn kết giữa phát triển giao thông vận tải với các ngành công nghiệp, dịch vụ, Logistics, tận dụng sức mạnh của thành phố.
Cũng trong lĩnh vực vận tải, Bộ cũng cho biết sẽ ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ vào khâu quản lý, điều hành phát triển vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.
Đề án phát triển các trung tâm Logistics tại TP.Hồ Chí Minh?
Hiện tại, đề án phát triển giao thông vùng TP.HCM đã được phê duyệt. Hệ thống giao thông đường bộ sẽ gồm 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 353km. Đến nay mới chỉ có 2/6 tuyến được hoàn thành.
Các tuyến đường vành đai kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ còn triển khai chậm, ảnh hưởng hiệu quả khai thác hàng hóa giữa thành phố với các tỉnh.
Trong đề án “Phát triển ngành Logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu mục tiêu tăng trưởng doanh thu dịch vụ Logistics đạt 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030. Tỷ trọng đóng góp của Logistics vào GRDP chung của TP hướng tới đạt 10% cho tới năm 2025, và đạt 12% cho tới năm 2030, giảm chi phí Logistics cả nước so với GDP Quốc gia đến năm 2025 chỉ còn khoảng 10 – 15%.
Quy hoạch cũng có nêu, TP.HCM sẽ xây dựng 8 trung tâm Logistics với tổng diện tích hơn 750ha bao gồm:
- Trung tâm Cát Lái – Phú Hữu – TP. Thủ Đức (292ha)
- Trung tâm Long Bình – TP.Thủ Đức (54ha)
- Trung tâm Linh Trung – TP.Thủ Đức (74ha)
- Trung tâm huyện Củ Chi (15ha)
- Trung tâm Tân Kiên, Bình Chánh (60ha)
- Trung tâm Hiệp Phước, Nhà Bè (100ha)
- Trung tâm Tân Hiệp, Hóc Môn (150ha)
Bên cạnh các trung tâm kể trên, cũng sẽ có 1 số dự án có chức năng trương tự trung tâm Logistics được triển khai như hệ thống kho lạnh ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi, …
Chương trình vừa được ban hành của Bộ giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết 31/NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 87/2023/NĐ-CP ngày 02/06/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 31/2022 của Bộ chính trị.
Các dự án thúc đẩy sự phát triển hạ tầng Logistics?
Trong chương trình nói trên, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công của nhiều dự án trọng điểm đến năm 2026, gồm:
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Nhà ga T3 sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
- Đường vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ mở rộng cao tốc Tp.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc HCM – Long Thành, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, đường sắt cao tốc Sài Gòn – Cần Thơ, …
Các dự án đường Vành đai 3, vành đai 4, cao tốc HCM – Mộc Bài cũng được Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ, phối hợp đẩy nhanh tiến độ bằng nguồn vốn trung ương, vốn ngân sách địa phương theo kinh phí được phê duyệt.
Ở mảng vận tải, hạ tầng vận tải hành khách, hạ tầng Logistics được chú trọng đầu tư xây dựng nằm nâng cao công suất các kho chứa ở cảng biển, đón đầu chuỗi cũng ứng, hình thành nên các trung tâm Logistics lớn. Ngoài ra, cơ cấu lại các hình thức vận tải, tăng thị phần vận tải đường sắt, thủy nội địa, hàng không để giảm bớt sự lệ thuộc vào vận tải đường bộ.
Trong quy hoạch cảng biển, Bộ giao thông vận tải cập nhật, nghiên cứu quy hoạch Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ trong kế hoạch kinh tế Cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn lực để xây dựng các dự án, quy hoạch kể trên sẽ sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ Quốc tế, vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng trung tâm Logistics, các ICD gắn với các đầu mới vận tải lớn, đường sắt đồ thị. Phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước kết hợp đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội.
Bảo đảm gắn kết quy hoạch ngành vào quy hoạch địa phương để đồng bộ, gắn kết giữa phát triển giao thông vận tải với các ngành công nghiệp, dịch vụ, Logistics, tận dụng sức mạnh của thành phố.
Cũng trong lĩnh vực vận tải, Bộ cũng cho biết sẽ ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ vào khâu quản lý, điều hành phát triển vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.
Đề án phát triển các trung tâm Logistics tại TP.Hồ Chí Minh?
Hiện tại, đề án phát triển giao thông vùng TP.HCM đã được phê duyệt. Hệ thống giao thông đường bộ sẽ gồm 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 353km. Đến nay mới chỉ có 2/6 tuyến được hoàn thành.
Các tuyến đường vành đai kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ còn triển khai chậm, ảnh hưởng hiệu quả khai thác hàng hóa giữa thành phố với các tỉnh.
Trong đề án “Phát triển ngành Logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu mục tiêu tăng trưởng doanh thu dịch vụ Logistics đạt 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030. Tỷ trọng đóng góp của Logistics vào GRDP chung của TP hướng tới đạt 10% cho tới năm 2025, và đạt 12% cho tới năm 2030, giảm chi phí Logistics cả nước so với GDP Quốc gia đến năm 2025 chỉ còn khoảng 10 – 15%.
Quy hoạch cũng có nêu, TP.HCM sẽ xây dựng 8 trung tâm Logistics với tổng diện tích hơn 750ha bao gồm:
- Trung tâm Cát Lái – Phú Hữu – TP. Thủ Đức (292ha)
- Trung tâm Long Bình – TP.Thủ Đức (54ha)
- Trung tâm Linh Trung – TP.Thủ Đức (74ha)
- Trung tâm huyện Củ Chi (15ha)
- Trung tâm Tân Kiên, Bình Chánh (60ha)
- Trung tâm Hiệp Phước, Nhà Bè (100ha)
- Trung tâm Tân Hiệp, Hóc Môn (150ha)
Bên cạnh các trung tâm kể trên, cũng sẽ có 1 số dự án có chức năng trương tự trung tâm Logistics được triển khai như hệ thống kho lạnh ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi, …
Nguồn: VnEconomy