TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
TPHCM và 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương hợp tác đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa.
Lãnh đạo các địa phương tham quan các gian hàng tiêu biểu của từng địa phương. Ảnh: T.H
Đó là nội dung được lãnh đạo TPHCM và 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế tại Hội nghị sơ kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với các địa phương này giai đoạn 2023 - 2024 tổ chức tại TPHCM ngày 2/10/2024.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy, để tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, ngày 25/3/2023, UBND TPHCM và UBND 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ, gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế đã ký Bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Cho đến nay, TPHCM cùng các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
Những chương trình hợp tác cụ thể, từ việc quảng bá sản phẩm địa phương tại TPHCM cho đến các dự án liên kết đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi số, đã mang lại những kết quả thiết thực. Trong đó, thực hiện được gần 10 nội dung phối hợp cấp vùng với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp...
Tại hội nghị, lãnh đạo TPHCM và 9 địa phương phía Bắc đã thảo luận về việc triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW và Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ, với mục tiêu phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các giải pháp về phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh và xây dựng các mô hình phát triển mới được nhấn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời đại mới.
Các địa phương kỳ vọng thông qua kết nối sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: T.H
Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho rằng, sáng kiến kết nối TPHCM đối với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương để hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Các doanh nghiệp của Cao Bằng đã ký kết 3 Biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp phân phối của TpHCM. Trên cơ sở đó, nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh đã có mặt tại các siêu thị lớn và trung tâm thương mại của TPHCM mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thông qua sàn thương mại điện tử.
Đưa ra những lợi thế phát triển thương mại của địa phương, ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có vị trí địa lý đặc biệt, kết nối với các thị trường lớn và các nền kinh tế năng động của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Thời gian tới, Quảng Trị có kế hoạch phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) thứ 2 kết nối Quảng Trị với các tỉnh Nam Lào, Thái Lan và các tỉnh Tây Bắc Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế La Lay về với cảng biển nước sâu Mỹ Thủy.
Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm như dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, dự án Cảng Hàng không Quảng Trị, dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1. Bên cạnh đó, dự án Xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam đã được Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép triển khai và đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, tỉnh đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công vào cuối năm 2024.
Theo lãnh đạo UBND TPHCM, trong giai đoạn 2024 - 2025, TPHCM sẽ cùng các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với 7/11 sự kiện cấp vùng trong năm 2024 và 13 sự kiện cấp vùng trong năm 2025. Bên cạnh đó, 111 hoạt động hợp tác song phương giữa TPHCM và các tỉnh sẽ được triển khai trên nhiều lĩnh vực.
Những hoạt động này không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng địa phương mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong toàn khu vực. Thành phố sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, thúc đẩy các hoạt động hợp tác hiệu quả.
TPHCM và 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương hợp tác đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa.
Lãnh đạo các địa phương tham quan các gian hàng tiêu biểu của từng địa phương. Ảnh: T.H
Đó là nội dung được lãnh đạo TPHCM và 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế tại Hội nghị sơ kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với các địa phương này giai đoạn 2023 - 2024 tổ chức tại TPHCM ngày 2/10/2024.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy, để tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, ngày 25/3/2023, UBND TPHCM và UBND 9 địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ, gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế đã ký Bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Cho đến nay, TPHCM cùng các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
Những chương trình hợp tác cụ thể, từ việc quảng bá sản phẩm địa phương tại TPHCM cho đến các dự án liên kết đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi số, đã mang lại những kết quả thiết thực. Trong đó, thực hiện được gần 10 nội dung phối hợp cấp vùng với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp...
Tại hội nghị, lãnh đạo TPHCM và 9 địa phương phía Bắc đã thảo luận về việc triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW và Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ, với mục tiêu phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các giải pháp về phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh và xây dựng các mô hình phát triển mới được nhấn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời đại mới.
Các địa phương kỳ vọng thông qua kết nối sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: T.H
Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho rằng, sáng kiến kết nối TPHCM đối với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương để hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Các doanh nghiệp của Cao Bằng đã ký kết 3 Biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp phân phối của TpHCM. Trên cơ sở đó, nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh đã có mặt tại các siêu thị lớn và trung tâm thương mại của TPHCM mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thông qua sàn thương mại điện tử.
Đưa ra những lợi thế phát triển thương mại của địa phương, ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có vị trí địa lý đặc biệt, kết nối với các thị trường lớn và các nền kinh tế năng động của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Thời gian tới, Quảng Trị có kế hoạch phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) thứ 2 kết nối Quảng Trị với các tỉnh Nam Lào, Thái Lan và các tỉnh Tây Bắc Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế La Lay về với cảng biển nước sâu Mỹ Thủy.
Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm như dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, dự án Cảng Hàng không Quảng Trị, dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1. Bên cạnh đó, dự án Xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam đã được Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép triển khai và đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, tỉnh đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công vào cuối năm 2024.
Theo lãnh đạo UBND TPHCM, trong giai đoạn 2024 - 2025, TPHCM sẽ cùng các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với 7/11 sự kiện cấp vùng trong năm 2024 và 13 sự kiện cấp vùng trong năm 2025. Bên cạnh đó, 111 hoạt động hợp tác song phương giữa TPHCM và các tỉnh sẽ được triển khai trên nhiều lĩnh vực.
Những hoạt động này không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng địa phương mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong toàn khu vực. Thành phố sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, thúc đẩy các hoạt động hợp tác hiệu quả.
Theo: Baohaiquanonline