Xung đột Israel - Hamas gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới Việt Nam
(TBTCO) - Theo các chuyên gia nghiên cứu về logistics và chuỗi cung ứng tại Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, hậu quả của xung đột Israel - Hamas đang hiện hữu trên toàn cầu và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và logistics, trong đó có Việt Nam.
Xung đột gây làn sóng chấn động với ngành logistics và cung ứng toàn cầu
Xung đột Israel - Hamas đang ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng và logistics của toàn thế giới, trong đó có cả những chuỗi cung ứng quan trọng đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Theo TS. Majo George (Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT), cuộc xung đột này là một thử thách bất ngờ đối với kinh tế thế giới, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho mạng lưới cung ứng toàn cầu vốn rất mong manh.
Israel, một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn do xung đột. Ngành công nghiệp bán dẫn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng ổn định để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ, ô tô và điện tử tiêu dùng.
Phân tích của Bloomberg cho thấy, bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng này đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Bất ổn do xung đột đã gây ra nhiều lo ngại, buộc các doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược của mình.
Theo TS. Majo George, Việt Nam - ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất và thương mại sẽ đặc biệt cảm thấy được sức ép này. Việt Nam đã và đang chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành điện tử và công nghệ. Trong bối cảnh Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bất kỳ gián đoạn nào ở thượng nguồn đều có thể gây ra tác động lan rộng đến nền kinh tế của đất nước.
Cuộc xung đột ở Trung Đông đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển đường biển, vốn là huyết mạch của nền thương mại toàn cầu. Với nền kinh tế định hướng xuất khẩu đang phát triển mạnh, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến thương mại hàng hải. Các cảng và tuyến đường vận chuyển bị ảnh hưởng bởi xung đột có thể dẫn đến chậm trễ và tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến tính kịp thời và hiệu quả chi phí của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Tiềm năng chuỗi cung ứng nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam bị ảnh hưởng
Thêm bình luận về tác động tới Việt Nam, một chuyên gia khác từ Đại học RMIT - TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, xung đột tại Trung Đông đang ảnh hưởng đến tiềm năng của chuỗi cung ứng nông nghiệp và công nghệ cao của Việt Nam.
Theo ông, quan hệ Israel - Việt Nam đang mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam được coi là đối tác mới nổi trong chính sách xoay trục sang châu Á của Israel. Mối quan hệ song phương đạt thêm một cột mốc quan trọng khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) vào tháng 7/2023. Cột mốc quan trọng này mang đến cho hai nước nhiều cơ hội trao đổi sản phẩm, dịch vụ và chuyên môn công nghệ.
Tiềm năng chuỗi cung ứng nông nghiệp và công nghệ cao Việt Nam- Israel được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi xung đột leo thang. Ảnh minh họa
Thương mại giữa hai nước đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 3 tỷ USD sau VIFTA. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang cân nhắc hợp tác với Israel cho những bước phát triển chiến lược tiếp theo trong lĩnh vực bán dẫn.
Vì vậy, TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, xung đột Israel - Hamas đang diễn ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng trên, đặc biệt đối với nhu cầu và hợp tác kỹ thuật. Phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt và có khả năng thích ứng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với việc tăng trưởng thương mại trong môi trường bị gián đoạn này.
Nhiều nghiên cứu gần đây kêu gọi các ngành công nghiệp chủ động quản lý chuỗi cung ứng và số hóa hoạt động của mình để luôn được cập nhật.
Theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp làm trong ngành và các hiệp hội chuỗi cung ứng nên liên tục cập nhật thông tin trong những giai đoạn bất ổn hiện nay bằng cách liên hệ với các nguồn uy tín để có được báo cáo cập nhật mới nhất và đáng tin cậy nhất. Việc hoạch định chiến lược theo các kịch bản cụ thể và củng cố nguồn cung tin cậy có thể nâng cao khả năng phục hồi và tính linh hoạt trong hoạt động thương mại.
“Những biện pháp chiến lược trên rất cần thiết để đảm bảo dòng hàng hóa xuyên biên giới thông suốt hơn, góp phần củng cố hệ sinh thái thương mại toàn cầu trước những xung đột tiềm ẩn trong tương lai. Ngay cả khi lưu thông sản phẩm và dịch vụ có thể bị đe dọa do những gián đoạn hiện nay, hợp tác về công nghệ và trao đổi chuyên môn vẫn có thể tiếp tục diễn ra” - TS. Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.
(TBTCO) - Theo các chuyên gia nghiên cứu về logistics và chuỗi cung ứng tại Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, hậu quả của xung đột Israel - Hamas đang hiện hữu trên toàn cầu và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và logistics, trong đó có Việt Nam.
Xung đột gây làn sóng chấn động với ngành logistics và cung ứng toàn cầu
Xung đột Israel - Hamas đang ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng và logistics của toàn thế giới, trong đó có cả những chuỗi cung ứng quan trọng đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Theo TS. Majo George (Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT), cuộc xung đột này là một thử thách bất ngờ đối với kinh tế thế giới, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho mạng lưới cung ứng toàn cầu vốn rất mong manh.
Xung đột Israel-Hamas gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa
Israel, một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn do xung đột. Ngành công nghiệp bán dẫn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng ổn định để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ, ô tô và điện tử tiêu dùng.
Phân tích của Bloomberg cho thấy, bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng này đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Bất ổn do xung đột đã gây ra nhiều lo ngại, buộc các doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược của mình.
Theo TS. Majo George, Việt Nam - ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất và thương mại sẽ đặc biệt cảm thấy được sức ép này. Việt Nam đã và đang chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành điện tử và công nghệ. Trong bối cảnh Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bất kỳ gián đoạn nào ở thượng nguồn đều có thể gây ra tác động lan rộng đến nền kinh tế của đất nước.
Cuộc xung đột ở Trung Đông đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển đường biển, vốn là huyết mạch của nền thương mại toàn cầu. Với nền kinh tế định hướng xuất khẩu đang phát triển mạnh, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến thương mại hàng hải. Các cảng và tuyến đường vận chuyển bị ảnh hưởng bởi xung đột có thể dẫn đến chậm trễ và tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến tính kịp thời và hiệu quả chi phí của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Tiềm năng chuỗi cung ứng nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam bị ảnh hưởng
Thêm bình luận về tác động tới Việt Nam, một chuyên gia khác từ Đại học RMIT - TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, xung đột tại Trung Đông đang ảnh hưởng đến tiềm năng của chuỗi cung ứng nông nghiệp và công nghệ cao của Việt Nam.
Theo ông, quan hệ Israel - Việt Nam đang mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam được coi là đối tác mới nổi trong chính sách xoay trục sang châu Á của Israel. Mối quan hệ song phương đạt thêm một cột mốc quan trọng khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) vào tháng 7/2023. Cột mốc quan trọng này mang đến cho hai nước nhiều cơ hội trao đổi sản phẩm, dịch vụ và chuyên môn công nghệ.
Tiềm năng chuỗi cung ứng nông nghiệp và công nghệ cao Việt Nam- Israel được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi xung đột leo thang. Ảnh minh họa
Thương mại giữa hai nước đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 3 tỷ USD sau VIFTA. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang cân nhắc hợp tác với Israel cho những bước phát triển chiến lược tiếp theo trong lĩnh vực bán dẫn.
Vì vậy, TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, xung đột Israel - Hamas đang diễn ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng trên, đặc biệt đối với nhu cầu và hợp tác kỹ thuật. Phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt và có khả năng thích ứng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với việc tăng trưởng thương mại trong môi trường bị gián đoạn này.
Nhiều nghiên cứu gần đây kêu gọi các ngành công nghiệp chủ động quản lý chuỗi cung ứng và số hóa hoạt động của mình để luôn được cập nhật.
Theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp làm trong ngành và các hiệp hội chuỗi cung ứng nên liên tục cập nhật thông tin trong những giai đoạn bất ổn hiện nay bằng cách liên hệ với các nguồn uy tín để có được báo cáo cập nhật mới nhất và đáng tin cậy nhất. Việc hoạch định chiến lược theo các kịch bản cụ thể và củng cố nguồn cung tin cậy có thể nâng cao khả năng phục hồi và tính linh hoạt trong hoạt động thương mại.
“Những biện pháp chiến lược trên rất cần thiết để đảm bảo dòng hàng hóa xuyên biên giới thông suốt hơn, góp phần củng cố hệ sinh thái thương mại toàn cầu trước những xung đột tiềm ẩn trong tương lai. Ngay cả khi lưu thông sản phẩm và dịch vụ có thể bị đe dọa do những gián đoạn hiện nay, hợp tác về công nghệ và trao đổi chuyên môn vẫn có thể tiếp tục diễn ra” - TS. Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.
Nguồn: Baomoi.com