Skip to navigation Skip to main content

CFR là gì? Các quy định về điều kiện CFR trong Incoterms 2010

Khi tìm hiểu về Incoterms 2010, chúng ta sẽ thấy địa điểm chuyển giao rủi ro của điều kiện CFR, CIF khá giống nhau. Tuy vậy, ở điều kiện CFR sẽ có nhiều điểm khác biệt khiến chúng ta khi sử dụng điều kiện này phải hết sức lưu ý.

Ở bài viết dưới đây của HT Shipping sẽ giúp bạn hiểu rõ CFR là gì? Trách nhiệm của người mua và người bán trong điều kiện CFR được phân chia như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc!

Điều kiện CFR là gì?

Điều kiện CFR là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế được viết tắt bởi từ Cost and Freight, tức là giá thành và cước phí hay là tiền hàng cộng với cước phí. Thông thường điều kiện này sẽ được áp dụng cho việc vận chuyển trên biển, đường thuỷ ở nội địa.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì nếu sử dụng điều kiện giao hàng CFR thì sau khi giao hàng cho người mua ở cảng bốc hàng trách nhiệm của người bán đã hết, rủi ro và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển do bên mua chịu nhưng cước phí vận chuyển đó sẽ do người bán trả. Đó là sự khác nhau giữa điều kiện CFR và điều kiện CIF 

Cách tính giá CFR

Để làm hợp đồng ngoại thương contract, làm C/O, tính chi phí để xác định giá thành sản phẩm,…. Chúng ta cần biết được giá theo điều kiện CFR. Giá CFR được xác định bởi công thức dưới đây. Với điều kiện người bán hàng sẽ chịu thêm khoản phí để vận chuyển hàng đến cảng và dỡ hàng. Tuỳ theo thoả thuận thì người mua sẽ chịu chi phí dỡ hàng. 

Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển 

Trong đó, Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên Xuất (giá này chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên Nhập)

Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng CFR

 Nghĩa vụ của người bán:

  • Giao hàng đúng theo hợp đồng đã qui định
  •  Chuẩn bị hóa đơn bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải đường biển, giấy phép XK
  • Ký kết hợp đồng vận tải đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích qui định trong HĐ (hoặc do bên mua báo). Việc ký hợp đồng vận tải phải đáp ứng được các yêu cầu thông thường.
  • Giao hàng lên tàu và trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
  • Tiến hành thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và xếp hàng lên tàu, cũng như các chi phí phí phát sinh nếu có).
  • Thông báo cho người mua biết ngay khi chuẩn bị xong hàng hóa, thuế và xếp hàng lên tàu cũng như khi hàng cập cảng đích qui định để người mua chuẩn bị nhận hàng trong thời gian hợp lý.
  • Cung cấp cho người mua hóa đơn và các chứng từ vận tải sạch ( clean bill of lading ) như vận đơn đường biển, thư vận tải đường biển với các điều kiện hàng đã xếp lên tàu, cước phí đã trả, chuyển nhượng được.
  •  Trả phí dỡ hàng trong chừng mực chi phí này được đưa vào tiền cước vận chuyển.
  • Chịu mọi rủi ro và tổn thất trước khi hàng đã giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.

Nghĩa vụ của người mua:

  • Chấp thuận việc giao hàng đã gửi khi có hóa đơn và chứng từ vận tải. Tiếp nhận hàng từ người vận tải khi hàng đến cảng bốc qui định.
  • Trả mọi chi phí dỡ hàng trong chừng mực các chi phí này không nằm trong cước phí vận chuyển (do người xuất khẩu trả )
  • Ký HĐ bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nếu thấy cần thiết.
  • Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định.
  • Thông quan NK ( trả thuế NK và các khoản chi phí phát sinh để nhập khẩu nếu có )
  • Làm các thủ tục cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba nếu có.
  • Các chứng từ bắt buộc: Các chứng từ NK, Các chứng từ để quá cảnh qua nước thứ 3

Các rủi ro trong điều kiện giao hàng CFR

Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người bán book tàu tại cảng thuộc nước người bán theo quy định trong hợp đồng. Chi phí bốc hàng đó sẽ do người bán chi trả. Tuy nhiên, chi phí dở hàng từ phương tiện vận tải chính xuống cảng nước người mua sẽ do người mua chi trả.

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện CFR

Theo điều kiện CFR, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ: Theo điều kiện này, hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt yên vị lên tàu. Tức là đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến khi hàng hóa được lên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Qua đó khuyến khích người mua trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Thêm vào đó, nếu người mua muốn thỏa thuận nhường quyền mua bảo hiểm cho người bán, thì nên sử dụng điều kiện CIF

Hy vọng bài viết trên hữu ích với các bạn!!

Chúc các bạn thành công