Skip to navigation Skip to main content

CIP là gì? Các quy định về CIP trong Incoterms 2020

CIP là một trong những điều kiện Incoterms 2020 được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên đối với một số bạn mới vào nghề có thể chưa nắm vững kiến thức về điều kiện CIP. Vì vậy trong bài viết dưới đây,HT Shipping sẽ chia sẻ với bạn đọc các vấn đề về điều kiện CIP.

1.CIP là gì

Điều kiện CIP là phương thức mà khi người bán giao hàng cho người chuyên chở tại nơi thoả thuận và người bán ký hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới nơi quy định.  Đây là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức.

Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. Tức là nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu

2. Chi phí các bên phải chịu:

Người bán chịu:

  • Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới và giao cho bên vận tải đầu tiên
  • Các chi phí đưa hàng đến cảng đích theo hợp đồng vận tải đã kí kết
  • Các chi phí làm thủ tục xuất khẩu
  • Chi phí chuyển các chứng từ cho người mua
  • Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải
  • Chi phí mua bảo hiểm ở điều kiện A là điều kiện có mức bảo hiểm cao nhất cho hàng hóa

Người mua chịu

  • Các chi phí liên quan đến hàng hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ tục xuất khẩu do bên bán chịu và các chi phí đã có trong hợp đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên nhận hàng.
  • Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho
  • Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải
  • Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.
  • Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.

Nghĩa vụ của người bán:

  • Cung cấp hóa đơn thương mại và các giấy tờ khác theo hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn tới giao cho bên vận tải đầu tiên tại địa điểm đã định vào thời gian đã thỏa thuận.
  • Thuê và làm hợp đồng vận tải để đưa được hàng hóa đến cảng đích theo các tuyến thông thường thuận tiện nhất.
  • Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Làm thủ tục xuất khẩu, cung cấp các thông tin và chứng từ để người mua làm thủ tục nhập khẩu.
  • Thông báo cho người mua về việc giao hàng cho bên vận tải và cung cấp bằng chứng về việc đã giao hàng an toàn cho bên vận tải.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa theo mức cao nhất là mức A.

Nghĩa vụ của người mua:

  • Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và tổn thất xảy ra với hàng hóa từ khi hàng được giao cho bên vận tải đầu tiên.
  • Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
  • Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
  • Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian nhận hàng.
  • Không có nghĩa vụ phải làm hợp đồng vận tải hay hợp đồng bảo hiểm.

3. Về việc chuyển giao hàng hóa:

Với CIP Incoterms 2020, việc chuyển giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán giao hàng cho bên vận tải đầu tiên.

4. Bảo hiểm hàng hóa trong CIP Incoterms 2020:

Với CIP Incoterms 2020, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức cao nhất là mức A. So với Incoterms 2010 chỉ là mức C mức thấp nhất thì hiện tại ở bản 2020 ICC đã quy định nâng mức bảo hiểm cho hàng hóa lên mức A là mức cao nhất.